zalo

0918 159 299

Gọi báo giá

zalo

Zalo

vi
Liên hệ
Logo

Dịch vụ

Ngành công nghiệp

Khách hàng

Về chúng tôi
vi

Vietnamese

Liên hệ

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là quá trình đánh giá và xác nhận một sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ có đáp ứng được các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc quốc tế liên quan hay không. Quy trình này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đạt được các tiêu chí an toàn, chất lượng, và bảo vệ môi trường trước khi được sản xuất, nhập khẩu, hoặc lưu hành trên thị trường.

Chứng nhận hợp quy là thủ tục bắt buộc, thường do các tổ chức được chỉ định hoặc cơ quan nhà nước thực hiện. Các sản phẩm sau khi được chứng nhận sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy, cho phép doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, nhập khẩu và bán sản phẩm hợp pháp trên thị trường.

Việc chứng nhận này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, môi trường, và đảm bảo lợi ích xã hội và an ninh quốc gia.

Mục đích của chứng nhận hợp quy 

- Đảm bảo chất lượng và an toàn: Chứng nhận hợp quy giúp đảm bảo rằng sản phẩm không gây hại cho người sử dụng và môi trường, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.

- Tăng cường uy tín doanh nghiệp: Việc có chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết về chất lượng và an toàn, từ đó nâng cao uy tín trên thị trường.

- Hỗ trợ tiếp cận thị trường: Chứng nhận hợp quy là điều kiện tiên quyết để sản phẩm được phép lưu hành, nhập khẩu và xuất khẩu, mở rộng cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước.

- Tuân thủ pháp luật: Đáp ứng các yêu cầu pháp lý, tránh các rủi ro pháp lý và các hình phạt liên quan đến việc không tuân thủ quy định.

Cấu trúc hệ thống quy chuẩn kỹ thuật

Các lĩnh vực áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật
- An toàn thực phẩm: Quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàm lượng các chất độc hại, và an toàn sử dụng trong thực phẩm.
- Môi trường: Bao gồm các quy định về xử lý chất thải, ô nhiễm không khí, nước, và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Sản phẩm công nghiệp: Các quy chuẩn về an toàn điện, cơ khí, xây dựng, và phương tiện giao thông.
- Y tế và dược phẩm: Quy chuẩn cho trang thiết bị y tế, thuốc, và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động chứng nhận hợp quy tại Việt Nam
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006)
- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật

Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm?

Việc sở hữu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nó có mang lại nhiều giá trị khác cho doanh nghiệp, cụ thể:

- Đảm bảo các sản phẩm có chất lượng và mức độ an toàn đạt chuẩn từ khâu sản xuất tới khâu sử dụng, tiêu thụ. 

- Là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định, luật định hiện hành của nhà nước về việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhóm 2. 

- Là bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp có chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng đúng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

- Là công cụ giúp doanh nghiệp kiểm soát quá trình sản xuất một cách toàn diện và duy trì được chất lượng sản phẩm một cách ổn định. 

- Là cơ sở để doanh nghiệp có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp giúp cải tiến năng suất hoạt động.

- Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế được tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất.

- Giúp doanh nghiệp phân bố các nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu sự lãng phí và tăng năng suất hoạt động. 

- Là công cụ marketing hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng, đối tác. Sức mua sản phẩm vì thế mà cũng tăng cao hơn. 

- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật để đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam và được khách hàng chấp nhận một cách dễ dàng. 

- Là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của mình với cộng đồng về sản phẩm, hàng hóa của mình trong mối tương quan với các vấn đề xã hội (ví dụ như ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động,..)

Các phương thức chứng nhận hợp quy?

Để được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, các tổ chức chứng nhận hợp quy có thể áp dụng 1 trong số 8 phương thức dùng để đánh giá sự phù hợp cho một sản phẩm/ hàng hóa cụ thể: 

- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm/ hàng hóa; 

- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở nơi sản xuất kết hợp đánh giá - quá trình sản xuất;

- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình cùng đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất cùng trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

- Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô sản phẩm/ hàng hóa;

- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả các sản phẩm/ hàng hóa cần chứng nhận hợp quy. 

Trong đó:

- Phương thức 5 và phương thức 7 là được sử dụng phổ biến nhất. Phương thức 5 được áp dụng cho sản phẩm/ hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước. Còn phương thức 7 được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

- Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn ( tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn)

Ngoài việc chứng nhận sản phẩm hợp quy, mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều cần có hệ thống đảm bảo chất lượng. Ví dụ:

- Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;

- Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;

- Hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo ISO 14001 (khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);

- Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống HTQL AT&SKNN thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

- Chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo chương trình VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…

Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy

Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá đ­ược chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hoá được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.

Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

a) Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này;

b) Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;

c) Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;

d) Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định tại Phụ lục I Thông tư này và nhận biết được bằng mắt thường;

đ) Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.

Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.

Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Quy trình chứng nhận hợp quy?

Để đạt được chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/ hàng hóa của mình, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện theo 6 bước cơ bản. OmX sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp để thực hiện từng bước, đảm bảo theo đúng yêu cầu của quy định.

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền (như ISOCERT).

- Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện. Bao gồm: lấy mẫu thử nghiệm theo phương thức 5 hoặc phương thức 7.

- Bước 3:  Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm.

- Bước 4: Báo cáo đánh giá

- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá, nếu sản phẩm đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sản phẩm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng dấu hợp quy. . 

- Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm (định kỳ 9 - 12 tháng/ 1 lần).

Hãy để OMX cùng đồng hành với bạn trên hành trình đạt chứng nhận hợp chuẩn. Liên hệ báo giá ngay

Giải pháp chuyển đổi số toàn diện hệ thống quản lý điện tử tại OMX 

Tư vấn xây dựng quy trình và phân luồng công việc theo tiêu chuẩn dựa trên nền tảng quản lý điện tử bằng phần mềm là quá trình chuyển đổi quản lý chất lượng sang nền tảng số, giúp tự động hóa và tối ưu hóa quy trình quản lý nâng cao tính minh bạch. Mọi tài liệu và dữ liệu sản xuất sẽ được số hóa và tích hợp công nghệ sẵn sàng thao tác trên máy tính, điện thoại, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, quản lý và cải tiến liên tục, từ đó tăng cường hiệu suất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Xây dựng các quy trình điện tử, số hóa mọi dữ liệu gắn với chuyển đổi số toàn diện cho tổ chức. 

  • CRM
  • Quản lý chất lượng
  • Quản lý môi trường
  • Quản lý an toàn thực phẩm
  • Quản lý năng lượng
  • Quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
  • Quản lý an toàn thông tin
  • Thiết lập hệ thống quản trị
  • Công cụ cải tiến năng suất

STT

Tên danh mục

Văn bản

ban hành

Ghi chú

1

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thông tư

14/2018/TT-BNNPTNT

 

2

Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan (đối với nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp) thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư

41/2018/TT-BGTVT

– Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi thông quan;

– Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận, công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường.

3

Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư

41/2018/TT-BGTVT

– Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường;

– Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải được chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường.

4

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thông tư 11/2020/TT-BTTTT

Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục này có tích hợp chức năng của sản phẩm, hàng hóa khác thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 khác phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được tích hợp.

5

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thông tư 11/2020/TT-BTTTT

6

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương

Thông tư 41/2015/TT-BCT

Thông tư 29/2016/TT-BCT

Thông tư 33/2017/TT-BCT

Danh mục này không điều chỉnh đối với các sản phẩm, hàng hóa sau đây:

– Hàng miễn trừ ngoại giao, hàng trong túi lãnh sự, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu theo Quyết định 31/2015/QĐ-TTg;

– Sản phẩm, hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh;

– Sản phẩm, hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

7

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an

Thông tư

08/2019/TT-BCA

 

8

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thông tư

01/2009/TT-BKHCN

 

9

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Thông tư

22/2018/TT-BLĐTBXH

 
Logo

Một thương hiệu của OMMANI

Hotline: 0918 159 299
Email: info@omx.vn
Địa chỉ: Số 1 Trần Nguyên Đán, P.Định Công,
Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội