zalo

0918 159 299

Gọi báo giá

zalo

Zalo

vi
Liên hệ
Logo

Dịch vụ

Ngành công nghiệp

Khách hàng

Về chúng tôi
vi

Vietnamese

Liên hệ

CBAM - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Cabon Border Adjustment Mechanism – CBAM) là một công cụ chính sách được thiết kế để giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon liên quan đến hàng nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). CBAM nhằm mục đích ngăn chặn “rò rỉ” carbon, đề cập đến tình trạng các công ty chuyển sản xuất sang các quốc gia có quy định môi trường ít nghiêm ngặt hơn để tránh phải trả chi phí cao hơn cho lượng khí thải carbon. 

Mục đích của CBAM 

CBAM nhằm mục đích đảm bảo rằng các ngành công nghiệp của EU duy trì tính cạnh tranh đồng thời giảm lượng khí thải carbon và ngăn chặn việc chuyển lượng khí thải sang các quốc gia có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn bằng cách đảm bảo rằng chi phí carbon của hàng hóa nhập khẩu tương đương với chi phí carbon do các nhà sản xuất EU chịu theo Hệ thống buôn bán phát thải của EU (EU Emission Trading System – EU ETS). Cơ chế này giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp của EU và khuyến khích giảm lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. CBAM được đề xuất là một phần trong nỗ lực của EU nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu, bao gồm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức của năm 1990.

Lộ trình áp dụng của CBAM

Trong giai đoạn chuyển tiếp từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 12 năm 2025, các đơn vị nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà chưa phải trả một khoản phí nào. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi tức năm 2025, EU sẽ đánh giá hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều nhóm sản phẩm và dịch vụ hơn – bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp” (ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa). Sau khi được vận hành chính thức từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, đơn vị nhập khẩu sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU giá đấu giá trung bình hàng tuần của các giấy phép phát thải trong hệ thống buôn bán phát thải của EU (EU ETS).

Lợi ích kinh doanh khi thực hiện kiểm kê theo cơ chế CBAM

Các doanh nghiệp sẽ đảm bảo tuân thủ và được các cơ chế ưu đãi:

  • Hàng hóa thuộc nhóm yêu cầu sẽ được nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU)
  • Giảm mức thuế carbon 
  • Chuẩn bị sẵn sàng để mua chứng chỉ CBAM (yêu cầu bắt buộc có hiệu lực năm 2026)
  • Tránh giảm các khoản phạt vì không báo cáo và giảm chi phí tiềm ẩn khi mua chứng chỉ CBAM
  • Cơ hội để giảm khí thải (giảm chi phí chứng chỉ) trước thời hạn
  • Hiểu biết toàn diện về chuỗi cung ứng
  • Thúc đẩy quá trình khử carbon trên toàn bộ chuỗi giá trị

Quy định

Căn cứ tiêu chuẩn quốc tế thực hiện kiểm kê lượng phát thải

Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

CBAM dự kiến sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành sắt thép. Những công ty thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM ngoài các chi phí thông thường sẽ phải tốn thêm chi phí theo dõi, kiểm kê lượng khí nhà kính phát thải và chi phí mua tín chỉ cho lượng phát thải tương ứng theo giá trao đổi trong hệ thống EU ETS hoặc các cơ chế mua bán/bù đắp tín chỉ carbon khác. Những chi phí này sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa thể giảm nhẹ mức phát thải. 

Mặc dù tiềm ẩn nhiều thách thức, nhưng nếu tận dụng thành công cơ hội xuất khẩu sang EU, lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được khá đáng kể. Thương mại đối với công nghệ xanh và các sản phẩm bền vững đã và đang trở thành xu hướng phổ biến ở nhiều quốc gia. Xuất khẩu xanh hay chính xác hơn là việc xuất khẩu các sản phẩm có dấu chân carbon thấp hoặc sản phẩm môi trường không chỉ là tấm vé thông hành cho hàng hóa Việt Nam gia nhập thị trường EU mà góp phần gia tăng uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các quốc gia hướng tới Net Zero vào năm 2050 đã được thông qua tại Hội nghị COP26.

Các doanh nghiệp cần làm gì để thực hiện cơ chế CBAM? 

- Theo dõi sát các tiến trình của CBAM 

- Chuẩn bị kế hoạch ứng phó với CBAM 

- Chuẩn bị cho các yêu cầu về báo cáo kiểm kê khí nhà kính 

- Hợp tác với chính phủ để thông qua các chính sách “khử carbon” như định giá carbon và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo

OMX - Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp tính toán lượng khí thải carbon tuân thủ cơ chế CBAM

 

OMX cung cấp dịch vụ tư vấn giúp doanh nghiệp tính toán lượng khí thải carbon liên quan đến sản phẩm, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU.

- Nhận diện lượng phát thải carbon: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ về lượng CO2 mà sản phẩm của mình phát thải trong suốt chuỗi cung ứng và sản xuất. Đây là nền tảng để doanh nghiệp đánh giá sự tác động của mình lên môi trường và tuân thủ các yêu cầu về giảm thiểu khí thải.

- Lập kế hoạch giảm thiểu khí thải: Dựa trên thông tin phát thải, doanh nghiệp có thể lập ra chiến lược giảm lượng phát thải carbon, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ phía thị trường nhập khẩu EU.

- Chuẩn bị sẵn sàng cho các yêu cầu quốc tế: Với sự hỗ trợ từ OMX, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ cơ chế CBAM và có kế hoạch đáp ứng các yêu cầu mới về khí thải carbon từ thị trường EU.

- Nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh: Tuân thủ CBAM không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các rào cản thương mại mà còn khẳng định cam kết đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu.

- Hướng tới chuyển dịch năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững: OMX sẽ đưa ra các khuyến nghị về việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, góp phần vào sự phát triển bền vững và phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Quy trình tư vấn dịch vụ CBAM của OMX

Quy trình dịch vụ của OMX bao gồm 7 bước chính, đảm bảo sự chi tiết và toàn diện từ khảo sát, phân tích đến đưa ra kế hoạch hành động cụ thể.

Bước 1: Thảo luận với khách hàng

OMX sẽ trao đổi với doanh nghiệp chi tiết về các loại hàng hóa, quy trình sản xuất, cũng như các yếu tố liên quan đến lượng phát thải carbon. Đây là giai đoạn quan trọng để OMX hiểu rõ yêu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp, phạm vi áp dụng của dịch vụ, nền tảng để định hướng các bước tiếp theo.

Bước 2: Khảo sát hiện trường, thu thập dữ liệu

Các chuyên gia của OMX sẽ trực tiếp khảo sát tại nhà máy, ghi nhận số liệu thực tế về  hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm quy trình sản xuất, tiêu thụ năng lượng và các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2. Dữ liệu này sẽ là cơ sở cho các phân tích sau đó.

Bước 3: Phân tích tác động của CBAM trên khía cạnh chính sách pháp lý

OMX sẽ giải thích và hướng dẫn cụ thể về các quy định của CBAM, đảm bảo doanh nghiệp hiểu rõ các yêu cầu pháp lý, trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia cơ chế này. Điều này giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình khi xuất khẩu vào EU.  

Bước 4: Xây dựng mô hình đánh giá tác động của CBAM

OMX sẽ phát triển một mô hình cụ thể dựa trên dữ liệu thu thập được để tính toán lượng phát thải CO2 và chi phí liên quan đến chứng chỉ CBAM mà doanh nghiệp phải chi trả khi xuất khẩu hàng hóa vào EU. 

Bước 5: Thực hiện tính toán lượng khí thải carbon theo cơ chế CBAM

OMX sẽ trực tiếp thực hiện cùng doanh nghiệp để tính toán số liệu cụ thể với 3 bước cơ bản bao gồm:

- Chọn dữ liệu phát thải doanh nghiệp cần cho mục đích báo cáo/ra quyết định

- Tìm hệ số phát thải phù hợp cho hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp

- Thực hiện phép tính: Lượng khí thải = Trọng lượng hàng hóa (tấn) X Hệ số khí thải (lượng khí thải trên một tấn)

Bước 6: Phân tích kết quả và đề xuất kế hoạch giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chuyển dịch năng lượng

Dựa trên kết quả từ mô hình đánh giá, OMX sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp nhằm giảm thiểu khí thải, ví dụ như tối ưu hóa quy trình sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo hay chuyển đổi công nghệ sản xuất xanh. Đồng thời, sẽ có các đề xuất cho việc chuyển dịch từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Bước 7: Lập báo cáo đánh giá tác động của CBAM và đưa ra khuyến nghị

OMX sẽ lập báo cáo cuối cùng, bao gồm các phân tích chi tiết về lượng phát thải carbon, tác động của CBAM và các biện pháp doanh nghiệp cần thực hiện để tuân thủ cơ chế này. Báo cáo sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và rõ ràng về lộ trình giảm thiểu carbon và chuyển dịch năng lượng.

Dịch vụ của OMX không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý mới mà còn tạo ra các giá trị lâu dài, hướng tới phát triển bền vững và xây dựng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về môi trường.

Ứng dụng số

Ngành công nghiệp

CBAM sẽ có hiệu lực trong giai đoạn chuyển tiếp kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2023. Ban đầu, sẽ áp dụng cho việc nhập khẩu một số hàng hóa và tiền chất mà quá trình sản xuất dẫn đến phát thải nhiềucarbon và có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất như xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, điện và hydro. CBAM được thiết kế để tương thích với các quy định của WTO.

Ngoài các lĩnh vực chính bắt buộc phải tuân thủ theo cơ chế CBAM còn có những lĩnh vực gián tiếp bị ảnh hưởng từ cơ chế này, bao gồm:

Hàng không Sản xuất Dược phẩm
Ô tô Xây dựng Năng lượng & điện
Hóa chất

Gỗ, giấy & sản phẩm từ gỗ

Công nghệ
Tiêu dùng & bán lẻ Kim loại & khai khoáng Các ngành phụ trợ khác

Những câu hỏi thường gặp

Rò rỉ carbon là gì?

Trong giai đoạn chuyển tiếp, doanh nghiệp phải làm gì để thích ứng với cơ chế CBAM?

Cách thức khai báo mẫu báo cáo CBAM?

Những khu vực và quốc gia nào nằm trong phạm vi CBAM?

Có hình phạt nào cho hành vi không tuân thủ CBAM không?

Ai chịu trách nhiệm báo cáo trong thời gian chuyển tiếp CBAM?

Trong trường hợp một Công ty nhập khẩu số lượng nhỏ. Tôi phải cân nhắc số lượng tối thiểu bao nhiêu để đưa hàng hóa CBAM nhập khẩu vào báo cáo

Những tài liệu nào cần được cung cấp trong báo cáo CBAM hàng quý?

Logo

Một thương hiệu của OMMANI

Hotline: 0918 159 299
Email: info@omx.vn
Địa chỉ: Số 1 Trần Nguyên Đán, P.Định Công,
Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội