zalo

0918 159 299

Gọi báo giá

zalo

Zalo

vi
Liên hệ
Logo

Dịch vụ

Ngành công nghiệp

Khách hàng

Về chúng tôi
vi

Vietnamese

Liên hệ

Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình quản lý dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả các quy trình biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Xây dựng được hệ thống quản trị chuỗi cung ứng sẽ tối ưu hóa các hoạt động từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu chi phí.

Tại sao cần thiết lập hệ thống quản trị chuỗi cung ứng?

he-thong-quan-tri/tai-sao-can-he-thong-quan-tri-chuoi-cung-ung

► Lợi ích kinh doanh

  • Giảm chi phí vận hành: Tối ưu hóa các quy trình từ sản xuất đến phân phối, giảm thiểu lãng phí và chi phí không cần thiết (chi phí lưu kho, vận chuyển và quản lý hàng tồn kho).
  • Tăng cường hiệu quả hoạt động: giảm thời gian chờ đợi và tăng tốc độ giao hàng.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
  • Duy trì và nâng cao uy tín thương hiệu trong chuỗi cung ứng.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: phản ứng nhanh chóng với biến động của thị trường và nhu cầu khách hàng.
  • Giảm thiểu rủi ro: nguồn cung ứng, sản xuất đến vận chuyển; chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống bất ngờ và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
  • Tăng cường sự hài lòng của khách hàng (giao đúng thời gian, đúng chất lượng và đúng số lượng). 
  • Hỗ trợ ra quyết định chiến lược: dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả.
  • Tăng cường mối quan hệ đối tác: đảm bảo nguồn cung ổn định mà còn tạo ra các cơ hội hợp tác và phát triển mới.

Giai đoạn nào cần thiết lập hệ thống quản trị chuỗi cung ứng?

giai-doan-xay-dung-he-thong-quan-tri-chuoi-cung-ung


BẠN ĐANG Ở GIAI ĐOẠN NÀO TRÊN HÀNH TRÌNH THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG?

OMX có các chuyên gia về hệ thống quản trị, công cụ năng suất, hiểu sâu sắc về lĩnh vực, ngành nghề và 13+ địa điểm trên toàn quốc sẵn sàng có mặt đồng hành hỗ trợ bạn.

GẶP CHUYÊN GIA

>>>Mạng lưới OmX toàn quốc


Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng

Thiết lập một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng không chỉ đơn giản là triển khai phần mềm hay công cụ hỗ trợ. Đây là quá trình xây dựng một hệ thống toàn diện, từ phân tích quy trình, phân công trách nhiệm, đến xác định mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả. Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tối ưu hóa quy trình từ cung ứng nguyên liệu, sản xuất, lưu kho, phân phối đến bán hàng, đồng thời đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Mọi tư vấn hướng dẫn của OMX căn cứ theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 28000, ISO/IEC 27001, và các tiêu chuẩn liên quan khác nhằm đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả cao nhất.

► Hướng dẫn xây dựng quy trình và vẽ luồng công việc

1. Xây dựng quy trình quản trị chuỗi cung ứng

Quy trình tiếp nhận yêu cầu và dự báo nhu cầu
  • Bộ phận bán hàng, marketing hoặc quản lý sản phẩm thu thập thông tin từ thị trường và khách hàng để xác định nhu cầu sản phẩm, dịch vụ.
  • Dữ liệu này sẽ được phân tích và chuyển thành dự báo nhu cầu trong tương lai.
  • Quá trình này giúp xác định lượng hàng hóa cần mua và sản xuất.
Quy trình lập kế hoạch và đặt hàng
  • Dựa trên nhu cầu dự báo, bộ phận mua hàng sẽ lên kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu hoặc sản phẩm từ các nhà cung cấp.
  • Các nhà cung cấp sẽ được lựa chọn dựa trên tiêu chí như chi phí, chất lượng, thời gian giao hàng và khả năng cung cấp ổn định.
Quy trình quản lý và lưu kho
  • Khi hàng hóa đến, bộ phận kho vận sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và lưu trữ hàng hóa.
  • Sử dụng hệ thống quản lý kho (WMS) để theo dõi lượng tồn kho, giúp tối ưu hóa việc nhập kho và xuất kho.
Quy trình vận chuyển và phân phối
  • Sau khi hàng hóa đã được lưu kho, bộ phận vận chuyển sẽ thực hiện phân phối sản phẩm đến các nhà bán lẻ hoặc khách hàng cuối.
  • Việc lập kế hoạch và theo dõi vận chuyển giúp đảm bảo thời gian giao hàng và giảm thiểu chi phí vận hành.
Quy trình quản lý rủi ro và phản hồi
  • Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng cần có khả năng theo dõi và quản lý các rủi ro, từ sự gián đoạn trong nguồn cung đến các thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
  • Phản hồi từ khách hàng và đối tác sẽ được ghi nhận và phân tích để điều chỉnh quy trình, cải thiện chất lượng dịch vụ. 

 

2. Vẽ sơ đồ luồng công việc (Workflow)

Sau khi quy trình được xây dựng, cần tạo ra sơ đồ luồng công việc để trực quan hóa các bước công việc và sự tương tác giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng. Một sơ đồ workflow chuẩn sẽ giúp mọi người trong doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm của mình, biết được công việc của họ trong hệ thống và kết nối với các phòng ban khác.

Ví dụ về sơ đồ workflow chuỗi cung ứng:

so-do-chuoi-cung-ung


► Xác định kết quả đầu vào và đầu ra

+ Đầu vào

  • Dữ liệu nhu cầu sản phẩm: Thu thập từ các bộ phận bán hàng, marketing và các nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu sản phẩm của khách hàng.
  • Dự báo cung cầu: Dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường, giúp xác định lượng nguyên vật liệu và sản phẩm cần sản xuất hoặc nhập khẩu.
  • Thông tin nhà cung cấp: Bao gồm dữ liệu về các đối tác cung cấp nguyên liệu, sản phẩm, cũng như các điều khoản và mức độ đáng tin cậy của họ.
  • Ngân sách và chi phí: Phân bổ ngân sách cho các bộ phận như mua sắm, kho bãi, vận chuyển và các chi phí khác trong chuỗi cung ứng.
  • Thông tin về kho và vận hành: Tình trạng tồn kho hiện tại, năng lực kho bãi và khả năng vận hành của các phương tiện vận chuyển.

+ Đầu ra

  • Lượng sản phẩm cung ứng: Lượng hàng hóa được sản xuất, nhập khẩu và phân phối ra thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu đã dự báo.
  • Chi phí chuỗi cung ứng: Tính toán tổng chi phí cho các hoạt động như mua hàng, lưu kho, vận chuyển và phân phối. 
  • Thời gian giao hàng: Thời gian từ khi nhận đơn hàng cho đến khi sản phẩm đến tay khách hàng hoặc nhà phân phối. 
  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu của khách hàng.
  • Mức độ hài lòng của khách hàng: Đo lường qua phản hồi của khách hàng về việc giao hàng đúng thời gian, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. 

► Ảnh hưởng và lợi ích tới từng phòng ban trong công ty

he-thong-quan-tri/he-thong-quan-ly-chuoi-cung-ung-phong-ban


HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGAY

OMX có các chuyên gia về hệ thống quản trị, công cụ năng suất, hiểu sâu sắc về lĩnh vực, ngành nghề và 13+ địa điểm trên toàn quốc sẵn sàng có mặt đồng hành hỗ trợ bạn.

GẶP CHUYÊN GIA

>>>Mạng lưới OmX toàn quốc


Tiêu chuẩn áp dụng khi xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng

Tiêu chuẩn ISO 9001

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tác động sâu rộng đến việc xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (SCM) bởi trọng tâm vào chất lượng trong toàn bộ quy trình và sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 

1. Quy trình trong chuỗi cung ứng: chuẩn hóa quy trình để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng trong từng bước, từ mua hàng, sản xuất đến phân phối.

2. Nền tảng dữ liệu: chính xác và mình bạch từ kho bãi, vận chuyển, đến phản hồi khách hàng.

3. Tác động đến luồng công việc: từ đầu vào (nguyên liệu, nhà cung cấp) đến đầu ra (sản phẩm giao cho khách hàng).

Tiêu chuẩn ISO 28000

Hệ thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nhận diện và giảm thiểu các rủi ro trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm rủi ro về an ninh, thiên tai và gián đoạn từ nhà cung cấp. Tuân thủ ISO 28000 giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phục hồi trước các sự cố và duy trì tính liên tục trong hoạt động cung ứng.

1. Cải thiện an ninh chuỗi cung ứng: Đảm bảo các quy trình từ khâu tìm nguồn cung ứng, vận chuyển đến giao nhận hàng hóa được thiết lập với các biện pháp an ninh nghiêm ngặt.

2. Quy trình chuỗi cung ứng sẽ phải bao gồm các bước để đánh giá và xử lý rủi ro.

Tiêu chuẩn ISO 31000

Hệ thống quản lý rủi ro hỗ trợ doanh nghiệp xác định các rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như sự thay đổi giá nguyên vật liệu, chậm trễ vận chuyển, hoặc gián đoạn từ đối tác. ISO 31000 giúp doanh nghiệp lập kế hoạch dự phòng, tối ưu hóa ngân sách và giảm thiểu tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh.

1. Quản lý rủi ro toàn diện và xuyên suốt: từ mọi góc độ trong chuỗi cung ứng (rủi ro về tài chính, sản xuất, vận chuyển và các yếu tố khác).

2. Phân tích rủi ro liên tục và kết nối với chiến lược (mang tính bao quát tổng quan hơn so với các tiêu chuẩn khác).

3. Tính linh hoạt trong ứng phó rủi ro bất ngờ. 

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001

Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu trong chuỗi cung ứng, từ thông tin về nhà cung cấp, chiến lược mua hàng đến dữ liệu khách hàng. Điều này không chỉ giảm thiểu nguy cơ rò rỉ hoặc mất mát thông tin quan trọng mà còn tăng cường niềm tin từ đối tác và khách hàng.

1. Bảo vệ thông tin nhạy cảm: thông tin khách hàng, hợp đồng, thông tin về nhà cung cấp, dữ liệu tài chính và kế hoạch sản xuất.

2. Đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh và bảo vệ thông tin khỏi các sự cố không lường trước (tấn công mạng, mất mát dữ liệu hoặc sự cố về phần cứng).

3. Tăng cường quy trình kiểm soát và quản lý rủi ro (thiên tai, tấn công mạng, hoặc hành động gian lận).


TÌM HIỂU THÊM LỢI THẾ CỦA TIÊU CHUẨN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

OMX có các chuyên gia về hệ thống quản trị, công cụ năng suất, hiểu sâu sắc về lĩnh vực, ngành nghề và 13+ địa điểm trên toàn quốc sẵn sàng có mặt đồng hành hỗ trợ bạn.

GẶP CHUYÊN GIA

>>>Mạng lưới OmX toàn quốc


Đào tạo xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế

Chương trình đào tạo  Nội dung đào tạo Đầu ra
Quản lý chuỗi cung ứng

- Các nguyên lý cơ bản về chuỗi cung ứng và các yếu tố cấu thành chuỗi cung ứng.    

- Hiểu rõ các quy trình trong chuỗi cung ứng.

- Các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

- Có khả năng tối ưu hóa quy trình và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

- Quản lý các mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan.  

- Cải thiện khả năng quản lý mối quan hệ đối tác và khách hàng.

Quản lý tồn kho 

- Các phương pháp quản lý tồn kho: EOQ, ABC analysis, JIT (Just-in-Time).  

- Quản lý tồn kho hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa lượng tồn kho.

- Kỹ thuật dự báo nhu cầu và phân tích tồn kho.

- Cải thiện quy trình kiểm soát tồn kho và giảm thiểu tình trạng thiếu hoặc thừa hàng.

- Các công cụ phần mềm hỗ trợ quản lý tồn kho.    

- Nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm và công cụ quản lý tồn kho.

Quản lý Logistics

- Quản lý vận chuyển, kho bãi và phân phối trong chuỗi cung ứng.    

- Hiểu rõ quy trình và chiến lược tối ưu hóa logistics trong chuỗi cung ứng.

- Các phương pháp tối ưu hóa chi phí logistics (đường đi, kho bãi, phương tiện vận chuyển).

- Giảm thiểu chi phí và cải thiện hiệu quả vận hành logistics.

- Công nghệ trong quản lý logistics (phần mềm quản lý).    

- Tăng cường khả năng sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quản lý logistics.

Phân tích và tối ưu hóa chuỗi cung ứng

 - Phân tích chuỗi cung ứng từ đầu vào đến đầu ra, sử dụng các chỉ số hiệu quả chính (KPIs).    

- Nâng cao khả năng phân tích dữ liệu và tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng.

- Các phương pháp tối ưu hóa: Lean, Six Sigma, phân tích chi phí. 

- Đưa ra các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng và giảm thiểu lãng phí.

- Áp dụng công nghệ để tối ưu hóa chuỗi cung ứng.  

- Cải thiện quy trình và hiệu quả của chuỗi cung ứng bằng công nghệ.

SO 9001 - Quản lý chất lượng

- Các nguyên lý của ISO 9001 và yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng.    

- Xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001.

- Quy trình kiểm tra, đánh giá và cải tiến chất lượng trong chuỗi cung ứng. 

- Đảm bảo chất lượng của các quy trình trong chuỗi cung ứng luôn đáp ứng yêu cầu cao.

- Đánh giá hiệu quả chất lượng thông qua các chỉ số đo lường và cải tiến liên tục.  

- Cải tiến quy trình để đạt được hiệu quả chất lượng liên tục.

ISO 28000 - An ninh chuỗi cung ứng

- Các nguyên lý và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 28000 về an ninh chuỗi cung ứng.    

- Phát triển và áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh trong chuỗi cung ứng.

- Quản lý các mối nguy cơ an ninh trong các khâu của chuỗi cung ứng. 

- Đảm bảo an ninh thông tin và hàng hóa trong suốt quá trình chuỗi cung ứng.

- Phát hiện và ứng phó với các sự cố an ninh trong chuỗi cung ứng.    

- Giảm thiểu rủi ro an ninh và bảo vệ các dữ liệu quan trọng trong chuỗi cung ứng.

ISO 31000 - Quản lý rủi ro

- Các nguyên lý và phương pháp quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000.    

- Phân tích và đánh giá rủi ro trong chuỗi cung ứng.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.

- Giảm thiểu tác động của các rủi ro đối với hoạt động chuỗi cung ứng.

- Tích hợp quản lý rủi ro vào các quy trình chuỗi cung ứng để cải thiện hiệu quả tổng thể.    

- Cải thiện khả năng đối phó với rủi ro và bảo vệ chuỗi cung ứng khỏi các sự cố tiềm ẩn.

ISO/IEC 27001 - Quản lý an toàn thông tin

- Các nguyên lý của ISO/IEC 27001 về quản lý an toàn thông tin trong chuỗi cung ứng.  

- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý bảo mật thông tin chuỗi cung ứng.

- Đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đối với an toàn thông tin trong chuỗi cung ứng.

- Bảo vệ dữ liệu và thông tin quan trọng của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa an ninh.

- Áp dụng các biện pháp bảo vệ thông tin từ các hệ thống công nghệ thông tin (IT) trong chuỗi cung ứng.    

- Đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu khách hàng trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ứng dụng công nghệ trong chuỗi cung ứng

- Giới thiệu về các công nghệ mới và phần mềm trong chuỗi cung ứng như ERP, SCM...

- Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng.

- Tích hợp công nghệ vào quy trình quản lý chuỗi cung ứng để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả.

 - Áp dụng công nghệ mới giúp tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí vận hành


THAM GIA ĐÀO TẠO ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG SẴN SÀNG CẠNH TRANH VÀ QUỐC TẾ HÓA

OMX có đội ngũ chuyên gia và giảng viên đạt chứng nhận đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng ISO và có 10+ năm kinh nghiệm hướng dẫn doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả khi áp dụng ISO vào doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO

>>>Mạng lưới OmX toàn quốc


Ứng dụng phần mềm - Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng số hóa hiệu quả

Ứng dụng phần mềm quản trị chuỗi cung ứng giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian. Các giải pháp số hóa cung cấp dữ liệu chính xác, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng. Điều này giúp nâng cao hiệu quả và tính linh hoạt trong quản lý chuỗi cung ứng.

Đánh giá tính sẵn sàng chuyển đổi số - phần mềm DigiX

OmX cung cấp phần mềm DigiX để đánh giá tính sẵn sàng của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi số. 64 câu hỏi dựa trên 4 trụ cột của DigiX giúp đo lường các yếu tố liên quan, từ đó xác định những điểm cần cải tiến để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các giải pháp công nghệ. Chuyển đổi số sẽ được xây dựng kế hoạch và lộ trình dựa theo tiêu chuẩn ISO 9001.

  • Quản lý năng suất
  • Quản lý doanh nghiệp
  • Nền tảng chuyển đổi số
  • Công nghệ

danh-gia-tinh-san-sang-chuyen-doi-so-digix


Phần mềm quản lý dự án

phan-mem-quan-ly-du-an

 

 

DÙNG THỬ


Phần mềm quản lý kho

phan-mem-quan-ly-kho

 

DÙNG THỬ


Phần mềm quản lý mua hàng

phan-mem-quan-ly-mua-hang

 

DÙNG THỬ


CHUYỂN ĐỔI SỐ DỰA TRÊN NỀN TÀNG TIỂU CHUẨN QUỐC TẾ

OMX có các chuyên gia về hệ thống quản trị, công cụ năng suất, hiểu sâu sắc về lĩnh vực, ngành nghề và 13+ địa điểm trên toàn quốc sẵn sàng có mặt đồng hành hỗ trợ bạn.

GẶP CHUYÊN GIA

>>>Mạng lưới OmX toàn quốc

Logo

Một thương hiệu của OMMANI

Hotline: 0918 159 299
Email: info@omx.vn
Địa chỉ: Số 1 Trần Nguyên Đán, P.Định Công,
Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội