Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường mới nhất năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), mọi doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đặc biệt một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định của Luật này phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận.
► Doanh nghiệp phải đáp ứng:
- Đánh giá tác động môi trường.
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thiết lập hệ thống quản trị môi trường hiệu quả, phù hợp với quy mô và đặc thù ngành nghề.
Đối tượng áp tiêu chí môi trường theo Luật môi trường
a) Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;
c) Yếu tố nhạy cảm về môi trường (khu dân cư tập trung; nguồn nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên; các loại rừng di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước; vùng đất ngập nước; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường).
► Phân nhóm dự án
Nhóm I (Nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao) |
Nhóm II (Nguy cơ tác động xấu đến môi trường) |
Nhóm III (Ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) |
Nhóm IV (Không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) |
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; - Có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Xử lý chất thải nguy hại; - Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; - Sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển quy mô lớn hoặc trung bình có yếu tố nhạy cảm môi trường; - Khai thác khoáng sản, tài nguyên nước có yếu tố nhạy cảm môi trường; - Chuyển mục đích sử dụng đất có yếu tố nhạy cảm môi trường - Di dân, tái định cư với quy mô lớn. |
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình; - Có yếu tố nhạy cảm về môi trường - Sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; - Di dân, tái định cư với quy mô trung bình. |
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ; - Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại; |
BẠN CẦN HỖ TRỢ ĐỂ ĐẢM BẢO ĐÚNG THEO LUẬT VÀ QUY ĐỊNH TẠI VIỆT NAM?
OMX có các chuyên gia về hệ thống quản trị, công cụ năng suất, hiểu sâu sắc về lĩnh vực, ngành nghề và 13+ địa điểm trên toàn quốc sẵn sàng có mặt đồng hành hỗ trợ bạn.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ THEO LUẬT MÔI TRƯỜNG
Căn cứ theo các điều khoản từ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước như sau:
Thực hiện | Nội dung | Căn cứ (cần lưu ý) |
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) |
- Thực hiện ĐTM cho các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. - Đảm bảo báo cáo ĐTM được thẩm định và phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. |
- Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. - Điều 31. Thực hiện đánh giá tác động môi trường. - Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường. - Điều 34. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Điều 35. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Điều 36. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Điều 37. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. |
Đăng ký xin Giấy phép môi trường |
- Xin cấp giấy phép môi trường cho các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm. - Giấy phép này sẽ tích hợp các thủ tục hành chính liên quan đến môi trường, giúp giảm thời gian và chi phí tuân thủ. |
- Điều 39. Đối tượng phải có giấy phép môi trường. - Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường. - Điều 41. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường. - Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường. - Điều 49. Đăng ký môi trường. |
Xây dựng quy trình và hồ sơ Quản lý chất thải |
- Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và quản lý chất thải nguy hại theo quy định. - Đảm bảo các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường. |
- Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT. - Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG. - Mục 4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI. - Mục 5. QUẢN LÝ NƯỚC THẢI. - Mục 6. QUẢN LÝ BỤI, KHÍ THẢI VÀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC. |
Xây dựng quy trình và hồ sơ Ứng phó biến đổi khí hậu |
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. - Tham gia vào các chương trình và dự án phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. |
- Điều 90. Thích ứng với biến đổi khí hậu. - Điều 91. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. - Điều 92. Bảo vệ tầng ô-dôn. - Điều 93. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch. |
Xây dựng quy trình và hồ sơ Quan trắc môi trường & Báo cáo môi trường |
- Điều 108. Đối tượng quan trắc môi trường. - Điều 111. Quan trắc nước thải. - Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp. - Mục 3. BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG. |
|
Xây dựng quy trình hồ sơ phòng ngừa ứng, phó sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường. |
|
- Điều 123. Phân cấp sự cố môi trường và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường. - Điều 124. Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường. - Điều 125. Tổ chức ứng phó sự cố môi trường. - Điều 126. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường. - Điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. - Điều 134. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường. |
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 |
- Xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015; - Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; - Đạt chứng nhận ISO 14001. |
- Điểm b khoản 2 Điều 111: Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường. - Khoản 2 Điều 112: Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ gồm dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường. |
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TUÂN THỦ THEO CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG LUẬT MÔI TRƯỜNG 2020
Tuân thủ các quy định không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp luật mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần hỗ trợ cụ thể, hướng dẫn chi tiết thực hiện, liên hệ ngay OMX.
Các chương trình đào tạo Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
- Thực hành thực tế
- Chuyên gia đồng hành
- Cấp chứng nhận đào tạo
Nội dung đào tạo
Chương trình đào tạo | Nội dung đào tạo | Đầu ra |
Đào tạo nhận thức chung về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 | - Giới thiệu về ISO 14001 và tầm quan trọng của hệ thống quản lý môi trường. - Các nguyên lý và lợi ích của ISO 14001. - Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14001. - Các yêu cầu cơ bản của ISO 14001 đối với doanh nghiệp. |
- Hiểu rõ về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. - Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 trong doanh nghiệp. - Nắm được các yêu cầu cơ bản của ISO 14001. |
Đào tạo hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 14001 trong các dự án | - Các bước chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng trong dự án theo ISO 14001. - Xác định các yêu cầu về môi trường trong mỗi giai đoạn của dự án. - Áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong dự án. - Quản lý và giám sát chất thải trong quá trình triển khai dự án. - Đảm bảo sự tuân thủ các quy định về môi trường khi thực hiện dự án. |
- Áp dụng ISO 14001 trong các dự án, từ việc lên kế hoạch đến triển khai và giám sát. |
Đào tạo đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 | - Quy trình đánh giá nội bộ trong ISO 14001. - Phương pháp xây dựng kế hoạch đánh giá, chuẩn bị tài liệu đánh giá. - Các kỹ thuật đánh giá, phỏng vấn và quan sát. - Đánh giá sự tuân thủ và hiệu quả của hệ thống. - Lập báo cáo đánh giá và hành động khắc phục. |
- Kỹ năng đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường. - Thực hiện đánh giá tuân thủ và hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường. - Kỹ năng lập báo cáo và đề xuất hành động khắc phục. |
Đào tạo hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 | - Giới thiệu về chuyển đổi số trong quản lý môi trường. - Áp dụng công nghệ và phần mềm để giám sát và báo cáo môi trường. - Sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích để tối ưu hóa các quyết định môi trường. - Cách sử dụng hệ thống phần mềm quản lý môi trường ISO 14001. - Triển khai các công cụ đo lường và giám sát tự động. |
- Hiểu và triển khai chuyển đổi số trong hệ thống quản lý môi trường. - Sử dụng các công nghệ số để giám sát và cải thiện hiệu quả quản lý môi trường. |
Đào tạo hướng dẫn xây dựng hệ thống quản trị nhân sự theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 | - Mối liên hệ giữa hệ thống quản trị nhân sự và ISO 14001. - Xây dựng và triển khai chính sách nhân sự liên quan đến môi trường. - Tạo môi trường làm việc thân thiện với môi trường và nâng cao nhận thức nhân viên về bảo vệ môi trường. - Đào tạo và phát triển năng lực nhân viên trong quản lý môi trường. - Đánh giá và cải tiến hệ thống nhân sự liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường. |
- Xây dựng và triển khai hệ thống quản trị nhân sự phù hợp với yêu cầu của ISO 14001. - Đảm bảo nhân viên nhận thức đầy đủ và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường. |
THAM GIA ĐÀO TẠO ĐỂ XÂY DỰNG - ÁP DỤNG - DUY TRÌ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001
OMX có đội ngũ chuyên gia và giảng viên đạt chứng nhận đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng ISO 14001 và có 10+ năm kinh nghiệm hướng dẫn doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả khi áp dụng ISO 14001 vào doanh nghiệp.
Giải pháp chuyển đổi số dựa trên tiêu chuẩn ISO 14001
Số hóa toàn bộ doanh nghiệp dựa trên nền tảng tiêu chuẩn ISO 14001 là quá trình chuyển đổi quản lý môi trường sang nền tảng số, giúp tự động hóa và tối ưu hóa quy trình quản lý nâng cao tính minh bạch giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, quản lý và cải tiến liên tục, từ đó tăng cường hiệu suất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
► Hệ thống tích hợp ISO điện tử
- Thống nhất, chuẩn hóa mọi hồ sơ, tài liệu
- Dễ dàng theo dõi, quản lý và cải tiến liên tục
- Tra cứu hoặc tổng hợp thông tin chi tiết
- Xây dựng các quy trình điện tử và chuyển đổi số
Ngành công nghiệp cần đặc biệt chú ý đáp ứng yêu cầu Luật bảo vệ môi trường mới nhất
Các ngành công nghiệp này có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và hệ sinh thái xung quanh, chú trọng quản lý môi trường không chỉ là tuân thủ quy định pháp luật mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp | Tại sao cần tuân thủ | Lợi ích |
Sản xuất hóa chất | - Sử dụng nhiều hóa chất nguy hiểm, có thể gây ô nhiễm đất, nước, không khí. - Phát sinh chất thải nguy hại. |
- Giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. - Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. |
Chế biến thực phẩm và đồ uống | - Sử dụng nguyên liệu tự nhiên, tạo ra chất thải thực phẩm và nước thải lớn. - Quá trình chế biến có thể gây ô nhiễm môi trường. |
- Cải thiện hiệu quả xử lý chất thải và sử dụng tài nguyên. - Tăng trưởng bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. |
Sản xuất dệt may | - Quá trình nhuộm và xử lý vải có thể gây ô nhiễm nguồn nước. - Lượng nước và hóa chất sử dụng rất lớn. |
- Giảm thiểu ô nhiễm nước và đất, tiết kiệm tài nguyên nước. - Tạo dựng hình ảnh xanh, thu hút khách hàng và đối tác. |
Năng lượng (thủy điện, nhiệt điện) | - Sử dụng năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm không khí (CO2, SO2). - Xả thải nước và chất ô nhiễm vào môi trường. |
- Đảm bảo phát triển năng lượng bền vững, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. - Tạo ra năng lượng sạch, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. |
Khai thác mỏ | - Khai thác tài nguyên thiên nhiên làm tổn hại đến cảnh quan, môi trường sống của động thực vật. - Phát sinh chất thải rắn và nước thải độc hại. |
- Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên lâu dài. - Giảm chi phí phục hồi và làm sạch khu vực sau khai thác. |
Xây dựng và vật liệu xây dựng | - Sử dụng vật liệu khai thác từ thiên nhiên, tạo ra nhiều chất thải và khí thải trong quá trình sản xuất. - Quá trình xây dựng có thể gây ô nhiễm đất và không khí. |
- Tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, giảm thiểu rủi ro ô nhiễm. - Tăng cường nhận thức cộng đồng về phát triển xây dựng bền vững. |
Giao thông vận tải (đường bộ, hàng không, đường biển) | - Phát thải khí CO2 và các chất gây ô nhiễm không khí. - Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên, ô nhiễm tiếng ồn. |
- Giảm phát thải, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng công nghệ xanh trong vận tải. |
Dệt nhuộm và sản xuất sợi | - Sử dụng hóa chất nhuộm và tẩy trắng gây ô nhiễm nước. - Quá trình sản xuất tạo ra chất thải nguy hại. |
- Giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. - Tăng trưởng bền vững, thu hút khách hàng thân thiện với môi trường. |
Sản xuất xi măng | - Phát thải khí CO2 và các chất khí gây ô nhiễm không khí trong quá trình nung đá vôi. - Quá trình sản xuất gây ô nhiễm nước và đất. |
- Giảm phát thải và bảo vệ sức khỏe công nhân. - Nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp trong ngành xây dựng. |
Sản xuất giấy và bột giấy | - Sử dụng lượng nước lớn và gây ô nhiễm nước, đất do chất thải hóa học từ quá trình sản xuất. - Phát sinh khí thải và chất thải rắn. |
- Tiết kiệm nước và năng lượng, giảm ô nhiễm. - Cải thiện hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. |
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ THEO LUẬT MÔI TRƯỜNG
Bạn cần chuyên gia hỗ trợ toàn thời gian để thực hiện hành trình tiêu chuẩn lại toàn bộ mọi hoạt động doanh nghiệp.
Mạng lưới 13+ địa điểm và 50 chuyên gia của OMX sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp!