zalo

0918 159 299

Gọi báo giá

zalo

Zalo

vi
Liên hệ
Logo

Dịch vụ

Ngành công nghiệp

Khách hàng

Về chúng tôi
vi

Vietnamese

Liên hệ

Phát triển & Đổi mới bắt nguồn từ những kiến thức mới và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các tổ chức khi gặp phải sức ép phải đáp ứng những nhu cầu thay đổi của môi trường, thị trường, khách hàng và chính bản thân trong nội tại của tổ chức. Hệ thống quản trị phát triển & đổi mới khi được áp dụng các tiêu chuẩn và công cụ hiện đại sẽ tạo ra được các quy trình giúp tổ chức có thể cải thiện hiệu suất, tăng cường sự cạnh tranh và hướng tới một tương lai phát triển bền vững. 

Tại sao cần Hệ thống quản trị đổi mới & sáng tạo?

Có nhiều sức ép khiến tổ chức phải thực hiện đổi mới & sáng tạo. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các tác động bên ngoài môi trường và có thể từ lực lượng tác động bên trong tổ chức. Các lực lượng bên ngoài có nguồn gốc từ tất cả các yếu tố môi trường gián tiếp như công nghệ, kinh tế, chính trị, xã hội hay từ các yếu tố môi trường trực tiếp như khách hàng, đối tác liên quan, các nhà tài trợ.

Những đổi mới chủ yếu bắt nguồn từ môi trường trực tiếp, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm năng và nhu cầu của khách hàng. Những thay đổi của các lực lượng này bắt buộc mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới các sản phẩm dịch vụ nhằm giành được lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng một cách bền vững.

Hệ thống quản trị đổi mới & sáng tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức:

- Theo dõi, quản lý và thúc đẩy các hoạt động đổi mới một cách hiệu quả và có hệ thống.

- Thay vì dựa vào sự sáng tạo ngẫu nhiên hoặc không có kế hoạch, hệ thống cung cấp một khung hoạt động rõ ràng, tối ưu hóa mọi quy trình liên quan đến việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh.

► Lợi ích kinh doanh

1. Đảm bảo sự chủ động trong việc đổi mới

  • Phản ứng nhanh chóng trước những biến động từ môi trường bên ngoài, chủ động dự đoán xu hướng và đưa ra các chiến lược sáng tạo phù hợp.
  • Nắm bắt các nhu cầu thị trường và phản hồi của khách hàng, định hướng đổi mới sản phẩm và dịch vụ một cách chiến lược, tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn.

2. Tối ưu hóa tài nguyên và năng lực tổ chức

  • Phân bổ tài nguyên hợp lý và hiệu quả cho các hoạt động đổi mới.
  • Xác định rõ ràng các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư, tối ưu hóa chi phí và nguồn lực trong quá trình triển khai các dự án sáng tạo.
  • Theo dõi hiệu suất của từng hoạt động đổi mới, từ đó có thể điều chỉnh và cải tiến kịp thời.

3. Khuyến khích văn hóa sáng tạo trong doanh nghiệp

  • Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo và đổi mới diễn ra một cách liên tục trong toàn bộ tổ chức.
  • Thúc đẩy nhân viên đóng góp ý tưởng và khuyến khích việc hợp tác liên phòng ban để tạo ra những giải pháp sáng tạo.
  • Nâng cao năng lực đổi mới của doanh nghiệp mà còn góp phần xây dựng văn hóa sáng tạo và đổi mới bền vững.

4. Đảm bảo tính bền vững và khả năng thích ứng

  • Đảm bảo thay đổi và sáng tạo có tính bền vững, phù hợp với xu hướng thị trường và mang lại lợi ích lâu dài.
  • Giúp doanh nghiệp phát triển khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh, từ công nghệ mới cho đến sự biến động về nhu cầu của khách hàng.

5. Nâng cao khả năng ra quyết định

  • Tổ chức có một bộ khung ra quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin chi tiết về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
  • Các quy trình thường bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu một cách bài bản, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời.

6. Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng

  • Tạo ra các giá trị gia tăng mới cho khách hàng thông qua việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ.
  • Đáp ứng được nhu cầu thay đổi và thậm chí vượt qua kỳ vọng của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng.

Đối tượng cần thiết lập hệ thống quản trị phát triển & đổi mới?

Những doanh nghiệp, tổ chức và ngành nghề đang đối mặt với các thách thức lớn về sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, công nghệ và nhu cầu khách hàng:

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

  • Đối mặt với nhiều thách thức như: thiếu nguồn lực tài chính, nhân sự và hạn chế về quy mô.
  • Cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh hơn trên thị trường.
  • Cần đổi mới liên tục và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, quy trình để giữ vững thị phần. 

2. Doanh nghiệp công nghệ

  • Các dự án phát triển công nghệ tránh việc mất phương hướng hoặc trùng lặp ý tưởng.
  • Quản lý các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) từ giai đoạn ý tưởng đến sản phẩm cuối cùng, đồng thời đảm bảo tuân thủ thời gian và nguồn lực.
  • Đáp ứng nhanh chóng các xu hướng công nghệ mới, giúp duy trì và thậm chí mở rộng thị phần.

3. Tập đoàn lớn và đa quốc gia

  • Quản lý các hoạt động đổi mới ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau một cách nhất quán và hiệu quả.
  • Chia sẻ kiến thức, công nghệ và ý tưởng sáng tạo giữa các bộ phận, giúp nâng cao hiệu quả và tăng cường hợp tác.
  • Kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro trong quy trình này, từ việc lựa chọn ý tưởng đến triển khai sản phẩm.

4. Doanh nghiệp sản xuất

  • Xác định và áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến: tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), và Internet of Things (IoT).
  • Quản lý chuỗi cung ứng, từ việc dự đoán nhu cầu thị trường đến việc tối ưu hóa hoạt động giao hàng.
  • Giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

5. Hành chính công

  • Đổi mới cải tiến quy trình làm việc, nâng cao chất lượng các dịch vụ công và hỗ trợ cộng đồng một cách hiệu quả hơn.
  • Quản lý hiệu quả hơn các nguồn lực có hạn, bao gồm nhân lực, tài chính và công nghệ.

6. Ngành tài chính - ngân hàng

  • Thúc đẩy chuyển đổi số từ các ứng dụng ngân hàng điện tử đến các sản phẩm tài chính số.
  • Theo dõi và cải tiến các dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.
  • Quản lý quá trình đổi mới trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định chặt chẽ của ngành tài chính.

7. Ngành bán lẻ và thương mại điện tử

  • Đổi mới trong mô hình kinh doanh, chiến lược tiếp thị và phương pháp bán hàng để thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Cải tiến quy trình từ khâu thanh toán, giao hàng đến dịch vụ hậu mãi, mang lại trải nghiệm liền mạch và hài lòng cho khách hàng.
  • Triển khai các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản trị phát triển & đổi mới

OmX hướng dẫn xây dựng hệ thống quản trị phát triển và đổi mới, mục tiêu giúp khách hàng thiết lập một hệ thống có cấu trúc rõ ràng, hiệu quả và phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

► Xây dựng quy trình quản trị đổi mới

  • Hướng dẫn thiết lập các quy trình phù hợp với quản trị phát triển và đổi mới, đảm bảo tương thích với hệ thống hiện tại của doanh nghiệp, hỗ trợ sự hợp tác giữa các bộ phận và tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án đổi mới.
  • Phác thảo luồng công việc (workflow) cho các quy trình đổi mới, bao gồm tất cả các bước từ ý tưởng ban đầu đến triển khai sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Xây dựng mô hình phân cấp trách nhiệm, ác định rõ ai chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn của quy trình (có thể thành lập một bộ phận riêng để thuận lợi kiểm soát và thực hiện các hoạt động).
  • Tạo ra các kênh giao tiếp để nhân viên đóng góp ý tưởng và xây dựng các tiêu chí rõ ràng để đánh giá, chọn lọc những ý tưởng có tiềm năng.
  • Lập kế hoạch chi tiết để thí điểm và triển khai, bao gồm thời gian, ngân sách và các nguồn lực cần thiết.

► Xây dựng văn hóa đổi mới trong tổ chức 

  • Đào tạo nhận thức, tăng tính trách nhiệm và sự chủ động của nhân viên
  • Hướng dẫn các công cụ, phương pháp và quy trình để thực hiện đổi mới hiệu quả (ví dụ: tiêu chuẩn ISO, Six Sigma, Kaizen).
  • Tổ chức các chương trình thi đua, khuyến khích sự sáng tạo, khen thưởng và công nhận những ý tưởng và thành tựu đổi mới xuất sắc.
  • Tạo môi trường làm việc khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ phận, giúp nhân viên tự do chia sẻ ý tưởng, hợp tác để giải quyết vấn đề và cùng nhau sáng tạo.

► Hướng dẫn giám sát và đánh giá hiệu quả hệ thống đổi mới

  • Hướng dẫn xây dựng các chỉ số đánh giá (KPI) liên quan đến sự đổi mới, như tốc độ đưa sản phẩm mới ra thị trường, mức độ hài lòng của khách hàng, hoặc tiết kiệm chi phí từ việc cải tiến quy trình.
  • Hướng dẫn tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để kịp thời điều chỉnh, cải tiến các quy trình nếu cần thiết.
  • Hướng dẫn sử dụng các công cụ khảo sát thu thập ý kiến từ các bộ phận và khách hàng, từ đó tối ưu hóa hệ thống.
  • Hướng dẫn theo dõi các xu hướng và thay đổi thị trường và điều chỉnh chiến lược đổi mới của họ để phù hợp với những thay đổi.

► Xác định kết quả đầu vào và đầu ra

- Đầu vào: Nhận diện các nguồn lực cần thiết, như nhân sự, công nghệ, và tài chính.
- Đầu ra: Định nghĩa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, từ đó theo dõi tiến độ và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

► Ảnh hưởng và lợi ích tới từng phòng ban trong công ty

Mỗi phòng ban trong công ty sẽ hưởng lợi từ hệ thống quản trị phát triển và đổi mới theo những cách khác nhau:

  • Phòng Marketing: nắm bắt kịp thời các xu hướng thị trường mới, điều chỉnh các chiến lược tiếp thị, đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của khách hàng và đối thủ.
  • Phòng kinh doanh: Tăng cường khả năng dự đoán xu hướng thị trường, từ đó cải thiện chiến lược bán hàng.
  • Phòng sản xuất: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thời gian chết và chi phí.
  • Phòng nhân sự: Theo dõi và phát triển kỹ năng của nhân viên dựa trên các dự án đổi mới, từ đó tạo ra lộ trình phát triển phù hợp cho từng cá nhân.
  • Phòng tài chính: Dễ dàng đánh giá hiệu quả của các dự án đổi mới thông qua các chỉ số tài chính như lợi nhuận đầu tư (ROI), ra quyết định tiếp tục hoặc dừng dự án kịp thời.

Tiêu chuẩn áp dụng khi xây dựng hệ thống quản trị phát triển & đổi mới

Tiêu chuẩn ISO 9001

Hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp xây dựng được các quy trình quản lý bài bản để tạo nên hệ thống quản trị phát triển & đổi mới theo tiêu chuẩn quóc tế. ISO 9001 giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị dựa trên thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, thường xuyên đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh, đồng thời đánh giá và kiểm soát rủi ro trong hệ thống quản trị.

Tiêu chuẩn ISO 56002

Hệ thống quản lý đổi mới là tiêu chuẩn dành riêng cho doanh nghiệp xác định, đánh giá và thực thi các sáng kiến đổi mới một cách hệ thống. giúp doanh nghiệp thiết lập quy trình từ việc hình thành ý tưởng, phát triển, đến triển khai sản phẩm hoặc dịch vụ đổi mới; quản lý nguồn lực; đánh giá rủi ro; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng và các quy trình họt động, hướng tới phát triển bền vững lâu dài cho doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 14001

Hệ thống quản lý môi trường đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp cần phát triển & đổi mới, trong bối cảnh trong nước và quốc tế đặt vấn đề bảo vệ môi trường trở thành hành động tiên quyết và ban hành nhiều quy định đi kèm. Xây dựng hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn ISO 14001 hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới thân thiện với môi trường và tuân thủ các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 45001

Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì một môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động và rủi ro sức khỏe nghề nghiệp. Khi xây dựng hệ thống quản trị phát triển & đổi mới theo tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc để nhân viên có thể tập trung vào công việc sáng tạo mà không phải lo lắng về các vấn đề an toàn.

Đào tạo hướng dẫn xây dựng và áp dụng

► Đào tạo về tiêu chuẩn

 

Tiêu chuẩn đào tạo: ISO 9001, ISO 56002, ISO 14001, ISO 45001

ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng

  • Đào tạo nhận thức và hướng dẫn về các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
  • Đào tạo phân tích và kiểm soát rủi ro trong quản lý chất lượng để ối ưu hóa quá trình sản xuất và dịch vụ, giảm thiểu các sai sót và chi phí liên quan đến chất lượng.
  • Hướng dẫn phân tích quy trình làm việc và cải tiến liên tục đảm bảo rằng quy trình sản xuất, dịch vụ và quản lý được cải tiến liên tục.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc ISO 9001 vào quá trình đổi mới, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới mà vẫn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.

+ ISO 56002 - Hệ thống quản lý đổi mới

  • Đào tạo nhận thức và hướng dẫn các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 56002
  • Hướng dẫn cách áp dụng tiêu chuẩn ISO 56002  vào hệ thống đổi mới của doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn xây dựng quy trình từ ý tưởng, lên kế hoạch, phát triển và triển khai các dự án đổi mới.
  • Đào tạo về cách xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan đến đổi mới.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) và thực hiện cải tiến liên tục để nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình đổi mới.

+ ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường

  • Đào tạo về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và lợi ích của việc áp dụng vào hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn nhân viên xác định các rủi ro và cơ hội liên quan đến môi trường khi triển khai các dự án mới.
  • Đào tạo về các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất và đổi mới.
  • Hướng dẫn về cách quản lý tài nguyên, tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm lãng phí và phát thải.

+ ISO 45001 - Hệ thống an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

  • Đào tạo về các yêu cầu của tiêu chuẩn và cách triển khai trong thực tế.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp xác định và kiểm soát các rủi ro an toàn lao động phát sinh khi triển khai các công nghệ hoặc quy trình mới.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc an toàn, giúp giảm thiểu tai nạn và bảo vệ sức khỏe của nhân viên.
  • Đào tạo về các phương pháp kiểm tra và cải tiến liên tục hệ thống an toàn lao động trong tổ chức.

 

► Đào tạo công cụ gia tăng năng suất chất lượng

Chương trình đào tạo: 5S, Quản lý cấp trung, LEAN, SIX SIGMA, KPI, KAIZEN, 5S, TPM, MFCA.

- Quản lý không gian làm việc hiệu quả, tăng tính ngăn nắp, sạch sẽ, giảm thiểu thời gian tìm kiếm công cụ và nguyên vật liệu.

- Cải tiến các quy trình loại bỏ lãng phí và tăng cường giá trị cho khách hàng.

- Quản lý chất lượng dựa trên dữ liệu và thống kê, sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu để cải thiện quá trình sản xuất và dịch vụ.

- Đo lường hiệu suất và đánh giá sự tiến bộ của doanh nghiệp trong việc đạt được mục tiêu chiến lược

- Thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa hiệu suất của từng bộ phận và toàn bộ tổ chức.

- Xây dựng văn hóa cải tiến liên tục trong mọi hoạt động và quy trình.

- Tối ưu hóa hiệu suất máy móc và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động, duy trì và cải tiến hiệu suất thiết bị, từ đó giảm thiểu hỏng hóc và gián đoạn sản xuất.

- Theo dõi và quản lý dòng vật liệu trong quá trình sản xuất, từ đó giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa chi phí sản xuất. 

► Đào tạo sử dụng công nghệ và phần mềm quản lý

 

- Giúp nhân viên làm quen với các công cụ quản lý số như phần mềm quản lý phát triển & đổi mới.

- Đào tạo không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm thiểu lỗi và thời gian xử lý, từ đó tối ưu hóa toàn bộ quá trình thực hiện.

Ứng dụng số

► Đánh giá tính sẵn sàng chuyển đổi số - phần mềm DigiX

OmX cung cấp phần mềm DigiX để đánh giá tính sẵn sàng của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi số. 64 câu hỏi dựa trên 4 trụ cột của DigiX giúp đo lường các yếu tố liên quan, từ đó xác định những điểm cần cải tiến để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các giải pháp công nghệ. Chuyển đổi số sẽ được xây dựng kế hoạch và lộ trình dựa theo tiêu chuẩn ISO 9001.

  • Quản lý năng suất
  • Quản lý doanh nghiệp
  • Nền tảng chuyển đổi số
  • Công nghệ

► Phần mềm quản lý phát triển & đổi mới

  • Văn hóa doanh nghiệp
  • Quản lý công việc cá nhân
  • Kho dữ liệu

Khám phá nội dung liên quan theo chủ đề

Logo

Một thương hiệu của OMMANI

Hotline: 0918 159 299
Email: info@omx.vn
Địa chỉ: Số 1 Trần Nguyên Đán, P.Định Công,
Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội